Đối với Sư Cô Thích Nữ Liên Thanh, trong một ngày nếu như không được chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, không được hoạt động về ngành y thì ngày đó xem như không trọn vẹn, bởi nghề y là một nghề hằng ước mơ của Sư Cô từ khi còn nhỏ. Từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, nhiều lúc kéo dài luôn cả buổi chiều, không kể những buổi tối và những ngày lên ca trực – Sư Cô tất bật ở khoa Tim mạch (7B3) bệnh viện Chợ Rẫy, đem cả nhiệt tình và tài năng cống hiến cho nghề nghiệp, nhằm cứu chữa những người bệnh “thập tử nhất sinh”. Và những ngày cuối tuần trở về trú xứ : chùa Long Bửu, ấp 1, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương do Sư Cô làm trụ trì, là thời gian lo toan của vị Ni trẻ để cho Phòng khám và chữa trị đa khoa từ thiện chùa Long Bửu sớm đi vào hoạt động. Sư Cô nói : “Tôi đã chọn nghề bác sĩ để thiết thực xoa dịu nỗi khổ của những người nghèo khi đau yếu và những người già neo đơn khi bệnh tật. Chính giai đoạn người bệnh ở bờ vực “sinh tử”, ánh mắt nhân ái, cử chỉ ân cần cùng tấm lòng từ bi của người bác sĩ mà cũng là nhà tu hành sẽ dể dàng cảm hoá, đem đến sự bình an cho người bệnh”.
Khoảng thời gian 1967-1968, từ một vùng chiến sự khốc liệt ở miền Trung Việt Nam, một cô bé lên năm, mồ côi cha lẫn mẹ, tên là Nguyễn Thị Kim Anh được Ni Sư Thích Nữ Tập Liên ở tịnh xá Ngọc Bình (Bình Dương) và Ni trưởng Huỳnh Liên cùng quý ni sư trong hệ phái đem về nuôi dưỡng dạy dỗ tại tịnh xá Ngọc Bình. tại đây cô lớn lên, được tu học – nội điển lẫn thể học – cho đến khi thành tài. Thành quả của những ngày mà Sư Cô đã “dùi mài kinh sử” là tốt nghiệp Cao Cấp Phật Học khoá 1 cơ sở TP.HCM, cử nhân khoa Ngữ Văn Đại học Tổng Họp TP.HCM, thạc sĩ sử học Viện Khoa
|
học Xã hội, bác sĩ y khoa Đại học Y Dược TP.HCM (1977). Hiện tại Sư Cô đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM (Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh) Nhớ lại công ơn Thẩy Tổ, Sư Cô nhắc hoài về những kỷ vật quý báu đã ở bên cô suốt quá trình từ khi đi học. Đó là chiếc lon guigoz đựng cơm và thức ăn, là chiếc xe đạo và mảnh nylon dùng để trải bên hông các trường đại học vào những lúc ôn tập, mà giáo thọ Y chỉ sư Thượng toạ Thích Thiện Trí đã cho khi Sư Cô vừa tốt nghiệp phổ thông cấp 3. Cũng những kỷ vật đó đã theo Sư Cô về đến tỉnh Bình Dương năm 1999, khi Tỉnh hội Phật Giáo tỉnh nhà và các cấp chính quyền sở tại cho phép Sư Cô về trụ trì chùa Long Bửu. Dưới mái chùa hoang vắng rêu phong dột nát, Sư Cô đã trải tấm nylon nơi một góc chánh điện và từ đó Sư Cô quyết tâm tinh tấn thực hiện chí nguyện của Tổ khai sơn chùa Long Bửu là Hoà thượng Thích Nhật Minh, nguyên trụ trì Tổ đình Linh Sơn cổ tự, là đại trùng tu ngôi Tam bảo chùa Long Bửu và thành lập một dưỡng đường cũng là một bệnh viện dành cho chư tôn đức Tăng Ni dưỡng bệnh nghĩ ngơi, đồng thời cũng là nơi trị bệnh từ thiện miễn phí cho dân nghèo. đây là bước đầu cho một mô hình mới về từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 04/05/2001, được sự ủng hộ và hổ trợ của chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni, Tỉnh hội Phật Giáo tỉnh Bình Dương, của các cấp chính quyền và của chư thiện hữu “mạnh thường quân”. Phòng khám và chẩn trị đa khoa từ thiện chủa Long Bửu đã được đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng. Cũng không thiếu ý của những bậc tôn túc về một “Phòng khám và chữa trị đa khoa” nằm trong khuôn viên một ngôi tự viện sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự |
tôn nghiêm ! Chính vì thế, trong bài diễn văn khai mạc lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng phòng khám, Sư Cô Thích Nữ Liên Thanh đã khẳng định : “Chúng tôi có thể hình dung về một vãng sanh đường hay một phòng khám và chữa trị đa khoa” ở trong khuôn viên nhà chùa. Một bên độ tử : nào là chết vì tai nạn, vì thiên tai, bệnh tật… với muôn ngàn cách chết khác nhau, dị dạng, dị mùi, tanh hôi nồng nặc ! Vãng sanh đường còn chịu được, độ được, thì một phòng khám và chữa trị đa khoa phục vụ cho sự sống, với nào khoa nội, khoa ngoại, khoa nhi, khoa sản, với những lương y bao gồm các bác sĩ chuyên môn về Đông, Tây y lại không thể hoạt động cứu chữa hay sao ?! Mà cái quý nhất của con người là sự sống… Trãi qua gần 9 tháng, trong khuôn viên chùa Long Bửu, trên nền tảng 100 mét vuông, bước đầu đã thành hình hai dảy nhà khang trang xây cất hiện đại, kết hợp thành 3 khu vực của Phòng khám và chữa trị đa khoa từ thiện Long Bửu. Khu 1 – Khu Đông y : gồm chẩn trị, bốc thuốc, châm cứu, tia hồng ngoại, tia laser, vật lý trị liệu. Khu 2 – Khu chẩn đoán : X-quang, siêu âm, điện tâm đồ, sinh hoá, xét nghiệm vi trùng. Khu 3 – Khu khám và điều trị : gồm có nội khoa, ngoại khoa tổng quát, khoa tim mạch, nội nhi, khoa phụ sản : chủ yếu khám và điều trị các bệnh phụ khoa, khám thăm thai, dưỡng thai; Khoa mắt, khoa tai mũi họng. Khoa nha. Khoa dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có phòng phát thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, gồm đông dược và tây dược.
Một vị Ni tâm huyết đầy khả kính, giàu lòng từ tâm là một trong nhiều gương mặt nữ tu sĩ Phật Giáo của thế kỷ thứ XXI, đã và đang đóng góp hiệu quả vào cuộc sống hạnh phúc cho đời./. Nguồn bài viết: nghilucdentudau Link: http://nghilucdentudau.blogspot.com/2014/11/bac-si-su-co-thich-nu-lien-thanh-mot.html |
Check Also
Bác sĩ, Ni sư Liên Thanh nhập thế cứu người
Cách đây hơn 40 năm về trước, một sư cô đi hành khất, trong lúc …